10 Lời Khuyên Vàng Cho Các Chủ Shop Thời Trang
Hiện nay trên thị trường các cửa hàng thời trang mọc lên nhiều như nấm sau mưa. Thị trường ngành thời trang bắt đầu có sự bão hòa và kinh doanh shop quần áo trở nên khó khan hơn bao giờ hết. Mở ra nhiều là vậy, nhưng thực tế việc các shop quần áo sập tiệm cũng không phải là ít. Số cửa hàng thời trang trụ được trên 5 năm trên thị trường hoàn toàn không có nhiều.
Nếu bạn có đam mê với ngành thời trang và có ý định khởi nghiệp mở shop quần áo, bạn cần phải học thêm một chút kiến thức kinh doanh trong một thị trường đầy bất ổn này.
Đặc biệt, để nuôi dưỡng đam mê, bạn cần phải xem những lời khuyên của người đi trước trong ngành. Bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức để hiện thực hóa giấc mơ mở shop quần áo.
1. Phải xây dựng được một Style riêng biệt
Một nghiên cứu tại các shop quần áo đã chỉ ra rằng, các shop quần áo có một phong cách riêng biệt sẽ phát triển bền vững hơn các shop thích gì bán nấy, nay đây mai đó. Tại sao ư? Những shop đã tạo nên một style riêng biệt và nhất quán sẽ có một lượng khách hàng trung thành, hay nói chính xác hơn là fan thời trang của shop.
Chắc chắn rằng, mọi sách kinh doanh đều sẽ dạy bạn “muốn phát triển bền vững phải có khách hàng trung thành”.
Bạn có thể thấy với shop quần áo nam, khi nhắc đến sự lịch lãm họ sẽ nhớ ngay đến Adam Store; Nhắc đến phong cách trẻ trung, năng động thì nhớ đến Storehanghieu160, Bò Sữa… Còn đối với các shop quần áo nữ, đồ công sở thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến Kelly Bùi, NEM… Thời trang bánh bèo thì không thể bỏ qua Zara, H&M
2. Luôn cập nhật xu hướng thời trang
Nếu bạn là chủ shop thời trang nhưng lại không quan tâm đến sự thay đổi về cách ăn mặc của xã hội bên ngoài thì đấy là nguyên do lớn nhất khiến bạn thất bại. Đặc biệt khi shop quần áo của bạn đặt ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh thì lại càng phải cập nhật xu hướng thời trang nếu không muốn bị đối thủ bỏ lại phía sau.
Hãy chủ động xem các Bộ sưu tập mới ra của các hãng thời trang lớn, xem những hot teen hay mặc đồ gì, họa tiết nào đang trở thành trend trên mạng xã hội… Tất cả những hoạt động trên sẽ đem lại cho bạn ý tưởng để bạn có thể bắt kịp xu hướng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét kĩ lưỡng về các mẫu quần áo mới định nhập, vì nó có thể phá vỡ phong cách đã định hình của cửa hàng bạn.
3. Hãy thuê nhân viên có kinh nghiệm
Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao một cửa hàng mới mở lại phải thuê những người có kinh nghiệm? Nhưng kinh nghiệm của những chủ shop quần áo lâu năm đã đúc kết rằng “càng là shop mới mở, lại càng cần những nhân viên có kinh nghiệm và kỹ năng trong nghề”.
Nhân viên lâu năm trong nghề sẽ dùng kinh nghiệm của bản thân để giúp bạn đóng góp ý tưởng và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Các chủ shop lâu năm cũng nói thêm, chuyện quản lý nhân viên cũng quan trọng không kém việc tuyển người làm. Bạn không thể kè kè giám sát bên họ mỗi ca để xem họ làm gì, có nâng giá lên để móc túi khách, hay có ăn cắp đồ hoặc thái độ không tốt với khách hàng…
Vậy nên hãy đánh mã quản lý với tất cả các sản phẩm, thông tin xuất nhập và hóa đơn tổng kết rõ rang. Nếu cần thiết, bạn có thể mua phần mềm quản lý để vận hành của hàng của mình tốt hơn.
4. Shop quần áo nhỏ thì cũng phải làm Marketing
Sai lầm lớn nhất của một chủ shop quần áo chính là không quảng cáo, hoặc dừng quảng cáo để tiết kiệm chi phí khi đã có một lượng khách ổn định. Tư duy này sẽ làm cho doanh thu cửa hàng bị trững và có thể đi xuống một cách tệ hại.
Chả có gì đảm bảo khách hàng cũ sẽ quay lại cửa hàng khi bạn chỉ thực hiện các chiến dịch như khuyến mãi, giảm giá ngày sinh nhật…
Trong thời đại 4.0, mọi thứ đều có thể tìm kiếm trên mạng Internet. Và khi bạn dừng tiếp thị, đồng nghĩa với việc đối thủ sẽ có thêm cơ hội để vợt khách hàng của bạn. Hãy tìm hiểu thêm về quảng cáo Facebook, quảng cáo Instagram và các kênh thương mại điện tử khác. Một shop quần áo chỉ thành công khi họ liên tục mở rộng tệp khách hàng của mình.
5. Giữ chân khách hàng cũ
Nhiều cửa hàng quần áo đầu tư quá nhiều và marketing tiếp thị để tìm kiếm khách hàng mới, mà quên mất câu chuyện giữ chân khách hàng cũ quay lại. Đây là một sai lầm khá phổ biến trong kinh doanh. Ai cũng có thể hiểu rằng, số lượng người phù hợp để mua sản phẩm của bạn sẽ chỉ có hạn.
Nếu không giữ chân khách hàng cũ, doanh số của bạn mãi chỉ vẫn vậy trong khi chi phí quảng cáo vẫn thế, thậm chí là còn bị độn lên.
Giữ chân khách hàng cũ là phương pháp tối ưu đỉnh cao trong kinh doanh. Một khách hàng cũ có thể giới thiệu nhiều khách hàng mới cho bạn, vì phần lớn bạn bè của họ cũng sẽ có sở thích, phong cách giống họ. Làm cách này, bạn vừa có thể giảm chi phí quảng cáo, mà lại tăng lượng khách hàng.
Đây chính là phương pháp Smart Bird, hay nói theo cách hiểu của người Việt Nam mình là “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Hãy tạo ra những ưu đãi, giảm giá hấp dẫn cho khách hàng cũ mỗi dịp lễ tết hay sinh nhật. Tạo ra thẻ tích điểm cũng là một cách không tồi.
6. Chú trọng vào chất lượng sản phẩm
Trong kinh doanh nói chung và mở shop quần áo nói riêng, sản phẩm luôn là yếu tố tiên quyết. Chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ P đầu tiên trong mô hình Marketing 4P lại là Product. Luôn luôn là sản phẩm có trước, quảng cáo có sau. Bạn không thể bán quần áo và phát triển bền vững nếu như shop bạn chỉ bán đồ kém chất lượng.
Cách đây 20 năm, tâm lí của người tiêu dùng là “Ăn no mặc ấm” thì giờ đây đã chuyển thành “Ăn ngon mặc đẹp”. Hãy cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất trong tầm giá.
Đừng bao giờ vì lợi nhuận mà bán sản phẩm kém chất lượng. Như vậy sẽ làm công việc kinh doanh của bạn xuống dốc không phanh đó. Khách hàng giờ đây có quá nhiều sự lựa chọn và họ thông minh hơn bạn tưởng.
7. Hãy học cách giao tiếp với khách hàng
Những shop quần áo thành công là những cửa hàng có sự giao tiếp, tương tác với khách hàng tốt. Hãy cố gắng giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng một cách hợp lý và nhanh nhất có thể dù nó xấu hay tốt.
Ngoài ra, các chủ shop thời trang có thể tìm hiểu về cách giao tiếp với khách hàng, làm sao để chốt đơn hiệu quả. Sau đó hãy làm ra một bảng quy trình bán hàng được chuẩn hóa để phù hợp với sản phẩm của mình.
Tiếp theo, hãy training cho nhân viên để họ có sự nhất quán và chuyên nghiệp trong bán hàng. Dù là shop thời trang nhỏ thì cũng nên có quy trình bán hàng chuẩn, để khách cảm thấy thoải mái và có sự chuyên nghiệp, an tâm khi mua hàng.
8. Sử dụng công nghệ trong bán hàng
Công nghệ phát triển giúp cho đời sống con người ta dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhưng nó cũng làm cho cạnh tranh trong kinh doanh trở nên khốc liệt hơn. Giờ đây, doanh nghiệp nào kém áp dụng công nghệ thì doanh nghiệp đó đã vứt bỏ cơ hội đầu tiên để tiến tới thành công.
Chẳng hạn như shop quần áo của bạn không có máy quét mã vạch, mọi thông tin bán hàng sẽ phải ghi sổ hoặc nhập tay vào máy tính. Như vậy sẽ tốn rất nhiều công sức để quản lý và còn làm tốn thời gian của khách hàng nữa.
Một ví dụ khác là máy thanh toán POS. Một số người tiêu dùng có thói quen quẹt thẻ và hạn chế sử dụng tiền mặt. Vậy nên khi bạn không có máy thanh toán POS, là bạn đã thua đối thủ rồi. Khách hàng có thể sẽ không quay lại cửa hàng của bạn, chỉ vì họ không quẹt được thẻ.
9. Áp dụng chiến lược Upselling (bán thêm)
Sau khi áp dụng các chiến lược ở trên, lượng khách hàng của bạn đã tăng lên một con số nhất định, và việc mở rộng sẽ trở nên khó khan hơn. Lúc này nếu muốn gia tăng được doanh số, bạn phải chuyển qua gia tăng giá tiền mà khách thanh toán trên mỗi đơn hàng. Khái niệm này trong kinh doanh gọi là Upselling.
Kinh nghiệm khi bán quần áo là tư vấn sao cho khách hàng mua thêm những sản phẩm mà ban đầu họ chưa có ý định mua. Bắt đầu từ việc khuyến khích, tư vấn những sản phẩm phù hợp, cùng tầm giá. Ví dụ như để mặc cùng chiếc áo khách đã chọn, thì bạn có thể tư vấn nó kết hợp cùng một chiếc chân váy hợp tông.
Hướng dẫn họ mix đồ cùng phụ kiện thời trang chính là cách mà các shop lớn hiện nay đang làm để gia tăng doanh thu. Nhưng hãy nhớ rằng, phải tư vấn cho khách hàng một cách chân thật và phù hợp nhất, để khách hàng có niềm tin và cho rằng mình chính là stylist ruột của họ.
10. Chú trọng tới an ninh của cửa hàng
Trú trọng vào an ninh sẽ giúp các chủ shop giải quyết vấn đề về cả nhân viên lẫn khách hàng, đặc biệt là để tránh tổn thất cho shop. Điều này cũng giúp cửa hàng loại bỏ những nguy cơ, phiền phức từ khách hàng xấu hoặc đối thủ đến quấy rối.
Đầu tiên là với nhân viên, trộm cắp và thất thu là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp bị tê liệt. Như đã nói ở phần 3, quản lý nhân viên rất quan trọng. Việc bị trộm cắp không chỉ làm cho Shop bị thất thu về mặt kinh tế, mà còn làm cho nội bộ nhân viên cửa hàng nghi ngờ lẫn nhau. Khi nhân viên mất đoàn kết thì cũng chính là lúc cửa hàng của bạn đang tiến gần hơn tới việc sập tiệm.
Cuối cùng là với khách hàng, các nhà quản lý của chuỗi cửa hàng thời trang lớn đều cho rằng, an ninh là vấn đề rất quan trọng của một cửa hàng quần áo. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều nếu bước chân vào cửa hàng quần áo sẽ có người dắt xe và trông giữ xe cộ của họ một cách cẩn thận.
Tiếp theo, họ sẽ tự tin hơn rất nhiều nếu biết ở đây có Camera an ninh và họ sẽ không bị móc túi hay trộm cắp gì đó. Khách cũng chẳng thể vu oan cho cửa hàng khi họ bị rơi đồ ở đâu đó, rồi lại vào shop báo mất.
Canh xinh Shop luôn sẵn sàng hỗ trợ các shop quần áo mang lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp thời trang.
📞Tell: : 0905.654.068
🌐 http://vatdungmoshop.com