Những Mẹo Kinh Doanh Quần Áo Hiệu Quả Giúp Bạn Tăng Doanh Thu
Quần áo chính là nhu cầu thiết yếu của con người, chính vì thế kinh doanh quần áo không bao giờ là ngành hết “hot”.
Vậy làm thế nào để kinh doanh quần áo hiệu quả? Trước khi đến với bài viết 10 Mẹo Kinh Doanh Quần Áo, hãy cùng tìm hiểu vui những lý do gì khiến phụ nữ quyết định mua sắm:
- Mua váy mới nên phải đi mua giày, túi cho hợp
- Ngày mai phải đi 1 nơi mới
- Thấy đẹp
- Hàng unlimited
- Người khác trả
- Cảm giác sẽ dùng đến sau này
- Trước giờ chưa từng thấy
- Về Việt Nam sẽ không đâu có
- Ở nhà có rồi nhưng đang sale
- Màu này năm nay là mốt
- Sọc to này cũng đẹp, ở nhà mới có sọc nhỏ
- Làm cho chân dài ra
- Thấy nhiều người mua
- Được tặng thêm
- Thời tiết thay đổi
- Bọn ca sĩ hay dùng
- Tông sẹc tông vs chồng
- Mới lĩnh lương
- Chỗ này checkin đẹp
- Shop có mấy anh nhân viên thật thà
….. ( Bạn còn có lý do nào nữa không, hãy chia sẻ cho Canhxinh cùng biết với nhé
1. Nghiên cứu thị trường
Đảm bảo chắc chắn bạn đã có vốn hiểu biết nhất định về thị trường quần áo mà bạn chuẩn bị bắt đầu kinh doanh. Có thể bắt đầu bằng nơi bạn sống, nhu cầu quần áo của người ta thế nào? Sau đó là cập nhật các xu hướng trong nước và quốc tế.
Hãy tìm hiểu về các thương hiệu, cửa hàng thời trang thành công, mô hình kinh doanh của họ có điểm gì đặc biệt mà mình học hỏi được.
2. Lên kế hoạch cho mọi thứ
Trước khi bắt đầu kinh doanh quần áo, bạn cần có một kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho những công việc cần làm. Những thứ quan trọng cần phải quyết định như loại áo, quần nào bạn sẽ bán, thị trường mình đang nhắm tới ở đâu, đối tượng là ai, bạn dự định sẽ bạn online hay sẽ phát triển cả cửa hàng để khách tới xem nữa.
Lên kế hoạch cho chiến lược marketing trên cả các kênh miễn phí và quảng cáo trả phí để đưa thương hiệu bạn đến với người tiêu dùng.
Kết hợp các mô hình kinh doanh ứng dụng vào cửa hàng của bạn để hoạt động thử và đánh giá hiệu quả của nó. Sẽ không quá cao xa khi nhắc tới những vấn đề thiết yếu như giá trị thương hiệu, nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lực, và tầm nhìn dài hạn đâu.
3. Thấu hiểu đối thủ
Bạn luôn phải hiểu rõ các sản phẩm của mình đang phải cạnh tranh với ai, ai là đối thủ trực tiếp và ai là đối thủ gián tiếp. Những thứ bạn cần phải theo dõi đối thủ liên tục như mẫu quần áo họ mới về, giá cả và các chương trình khuyến mại, nhờ đó mà bạn có thể đưa về các ý tưởng mới áp vào cho công việc kinh doanh quần áo của mình.
Hãy dành tặng cho đối thủ cái “like” theo dõi của bạn trên Facebook hay Instagram.
4. Bán những sản phẩm khách hàng muốn mua
Mẹo này có vẻ như là một điều hết sức hiển nhiên rồi. Đôi khi thẩm mỹ và phong cách ăn mặc của bạn chưa chắc đã phù hợp với đại đa số nhóm khách hàng mục tiêu bạn muốn bán.
Vậy nên thay vì quyết định nhập hàng, hay tự thiết kế các sản phẩm theo ý mình, nên nghiên cứu cụ thể nhu cầu của khách hàng là gì.
5. Nắm rõ bức tranh tài chính
Khi bạn đã đề ra được các kế hoạch cụ thể, thì chi phí để thực hiện các kế hoạch đó là câu hỏi cần được giải đáp tiếp theo. Khi bạn bắt đầu thiết kế, sản xuất rồi đem bán sản phẩm áo thun, liên tục theo dõi các chi phí mà mình sẽ phải bỏ ra.
Những chi phí như: tem mác, chi phí vẫn chuyển, hộp đừng, và kho bãi nếu có cần được liệt kế một cách cụ thể. Bởi lẽ chỉ có liệt kê ra bạn mới tìm ra được cách tối ưu chúng xuống mức thấp nhất mà không bị mất đi chất lượng.
6. Đưa ra các chiến lược quảng bá
Đối với các cửa hàng kinh doanh quần áo mới, bạn có thể sử dụng các cách quảng cáo như google ads, và quảng cáo trên mạng xã hội. Bạn cũng có thể tặng miễn phí những chiếc áo có in logo của bạn để tăng độ phủ của thương hiệu.
Có rất nhiều cách để khiến khách hàng cảm thấy thu hút và lựa chọn mua hàng của bạn. Đừng ngần ngại thử những cách mới, khác lạ bởi vì chỉ có thử bạn mới biết liệu cách làm đó có hiệu quả hay không. Ngoài ra, cần phải có sự cân bằng nhất định giữa các chi phí marketing và các chương trình giảm giá, tặng quà để đầu tư vào thương hiệu.
7. Tìm kiếm đối tác
Bạn có thể tự kinh doanh nhưng cũng nên tìm kiếm những đối tác cùng chung tầm nhìn và đam mê để tối ưu thương hiệu, và dễ đạt được những mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Các đối tác có thể là từ bạn bè hoặc đồng nghiệp, những người mà bạn có thể tin tưởng được.
Đi một mình có thể giúp bạn đi nhanh, nhưng để có được sự bền vững, bạn cần người cùng đi với bạn.
8. Xác định mục tiêu kinh doanh
Bạn dự định bán bao nhiêu áo khoác trong năm nay? Thế còn tháng này, tuần này? Rất nhiều người mới trong lĩnh vực kinh doanh quần áo thường coi nhẹ việc đặt ra các mục tiêu này. Hoặc có những người thì quá sợ cảm giác đặt ra mục tiêu và không đạt được chúng.
Đừng mắc phải những lỗi tưởng chừng như cơ bản đó, việc đặt ra các mục tiêu chính, và các mục tiêu phụ sẽ giúp bạn vẽ ra các hành động cụ thể để đạt được.
9. Đừng từ bỏ chỉ vì không bán được gì trong ngày đầu tiên
Đừng vội bỏ cuộc. Hãy kiểm tra lại xem mình sai ở đâu. Thiết kế sản phẩm này không ổn, màu áo này đã hết hot, chiến lược giá này quá cao không phù hợp với khách hàng mục tiêu và vô số những thứ khác nữa. Bạn chỉ mới bắt đầu, đừng nhụt chí. Người chiến thắng không bao giờ từ bỏ, và người từ bỏ sẽ không bao giờ chiến thắng.
Sai đâu sửa đó, nghiên cứu lại mô hình kinh doanh quần áo mình đang áp dụng, fanpage và quảng cáo của mình liệu có đang hoạt động hiểu quả hay không, có nên thuê agency quảng cáo bên ngoài để nhờ họ chạy hộ,..
Cân nhắc việc so sánh độ hiệu quả với cả đối thủ để biết được nguyên do có phải từ nhu cầu thị trường đột nhiên suy giảm hay không.
10. Hãy luôn thoải mái
Nếu như bạn kinh doanh quần áo theo kiểu đánh nhanh rút gọn, sẽ rất khó để thành công. Hãy yêu những gì bạn làm và làm những gì bạn yêu.
Đam mê của bạn sẽ thể hiện trong mọi thứ về cửa hàng, thương hiệu và sản phẩm bạn đem tới cho khách hàng.
#Manơcanhnamnữ
#ChuyênkệmởshopĐàNẵng
#MócáoquầngiárẻĐàNẵng
Cần tư vấn thiết kế, thi công shop, liên hệ: 0905.654.068
Địa chỉ: 215 Thái Thị Bôi, Thanh Khê, Đà Nẵng